Cách sơ cứu trẻ bị ngộ độc thức ăn kịp thời
Hướng dẫn cách sơ cứu kịp thời khi bé bị ngộ độc thức ăn phần 1Rửa tay trước khi ăn là một cách đơn giản để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bé.
Do hệ tiêu hóa còn non nớt nên khi ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn thường dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Khi bé bị ngộ độc thức ăn, người lớn cần có biện pháp xử trí nhanh để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là hướng dẫn cách sơ cứu kịp thời khi bé bị ngộ độc thức ăn, hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu cho thấy con bạn bị ngộ độc thực phẩm như: chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau quặn vùng bụng,…
2. Cách sơ cứu
Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cho bé ngưng ngay món ăn mà bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc. Sau đó gây nôn cho bé bằng cách móc họng, để bé nôn ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, lưu ý khi móc họng bé bạn phải làm thật khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Không gây nôn cho trẻ khi đang nằm ngửa, vì tư thế này rất dễ khiến bé bị sặc, thức ăn bị trào ngược lên mũi gây ngạt hoặc xuống phổi, rất nguy hiểm. Nếu gặp phải trường hợp này, ngay lập tức bạn phải dùng miệng để hút mũi cho bé.
Tư thế gây nôn đúng cách là để bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn, phải luôn sẵn sàng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
Sau khi sơ cứu, nếu quan sát thấy tình trạng sức khỏe của trẻ chưa hồi phục, nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để xử lý. Nên mang theo nguồn thức ăn gây ngộ độc để bác sĩ dễ dàng tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Rửa tay trước khi ăn là một cách đơn giản để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bé.
3. Lưu ý
Sử dụng những sản phẩm còn tươi sống, nếu dùng đồ đông lạnh, trước khi mua nên chú ý tới hạn sử dụng trên bao bì.
Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh bị hỏng, ôi thiu.
Chỉ cho trẻ ăn các đồ ăn được nấu chín kỹ, không cho bé ăn thức ăn còn tái.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cũng như rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Không để thức ăn quá một giờ sau
khi chế biến trong thời tiết mùa hè nóng nực.
Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và các dụng cụ nấu ăn vì vi khuẩn có thể sống sót trên bề mặt các dụng cụ làm bếp khoảng vài giờ và lan rộng sang các loại thực phẩm khác.
Leave a Reply