Cách tắm cho trẻ tại nhà an toàn đơn giản
Nhiệt kế (trong trường hợp mẹ muốn đảm bảo chắc chắn nước ở độ ấm phù hợp).
Tắm cho trẻ như thế nào đúng cách an toàn đơn giản tại nhà mà các mẹ nên biết để tránh được lúng túc khi lần đầu tiên tắm cho con yêu của mình. Tắm cho con nghe tuy có vẻ đơn giản nhưng nhiều mẹ vẫn rất lúng túng không biết làm cách nào tắm cho trẻ đúng chuẩn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Để giúp các mẹ hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn thông tin chi tiết về cách tắm cho trẻ an toàn tốt nhất tại nhà giúp các mẹ yên tâm hơn khi tắm cho bé yêu của mình, mời các mẹ cùng tham khảo.
Mẹ chỉ nên tắm cho bé vài lần trong tuần (tùy vào nhiệt độ, thời tiết mà mẹ điều chỉnh số lần tắm cho phù hợp). Đối với những ngày không tắm, mẹ hãy rửa mặt, cổ, bụng và vệ sinh phần dưới của con sạch sẽ.
Hãy nói những câu quen thuộc với bé trước khi tắm. Ví dụ mẹ có thể nói: “Mẹ con mình đi tắm đi để thơm tho sạch sẽ nhé.” Những lời nói lặp đi lặp lại đó của mẹ mỗi lần giúp bé nhận thức được rằng bé sắp đi tắm, tạo điều kiện để bé có tâm lý sẵn sàng. Cha mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết và đảm bảo phòng ấm trước khi tắm cho bé.
Bạn cũng nên để ý đến những cái chậu dùng trong việc tắm cho con. Lời khuyên là bạn hãy mua những chậu có thành không quá cao, giúp bạn dễ dàng trong việc thao tác. Ngoài ra, kích thước của chậu sao cho phù hợp với bé cũng là điều bạn cần quan tâm.
Làn da trẻ nhỏ vô cùng mỏng và nhạy cảm. Vì thế, nhiệt độ nước trong khoảng 36 – 38°C là phù hợp với trẻ. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng khủy tay của mình hoặc cặp nhiệt độ. Mẹ cũng nên tránh để quá nhiều nước trong chậu (mặt nước chỉ nên cao hơn đáy chậu 5 – 8 cm) vì khi quẫy đạp bé có thể vô tình để lọt nước vào tai, mắt, miệng.
Tắm cho trẻ như thế nào đúng cách an toàn đơn giản tại nhà phần 1
Khi vệ sinh cho con trong những ngày con không tắm, mẹ nên dùng một miếng vải bông nhỏ (loại bông miếng y tế) để lau người cho con thay vì khăn xô, vì vải bông mềm mại với làn da trẻ nhỏ hơn.
Cha mẹ nhớ vệ sinh kỹ những nếp da của bé vùng dưới cằm, cổ.
Khi bắt đầu tắm, các mẹ hãy đặt bé xuống chậu nước thật chậm và nhẹ nhàng. Kinh nghiệm là vòng một tay của mẹ ra phía sau bé để bé có thể tựa vào ở phần vai, cổ; đồng thời tay mẹ nắm chắc cánh tay bé (nắm cánh tay phía xa mẹ hơn). Tư thế bế như vậy sẽ giúp bạn giữ chắc con khi cho con tắm và cơ thể con cũng được thả lỏng, thoải mái.
Bạn có thể dùng những sản phẩm sữa tắm, dầu gội có tính làm sạch nhẹ (độ pH trung bình) để tắm rửa cho bé. Những sản phẩm này cũng sử dụng được trong việc vệ sinh vùng dưới của trẻ. Bí quyết nho nhỏ để giúp làn da con trẻ luôn mềm mượt, mịn màng là nhỏ một vài giọt dầu quả hạnh vào nước tắm của con.
Vào mùa đông, thời tiết khô hanh sẽ khiến làn da bé bị mất nước dẫn đến hiện tượng da khô, nứt nẻ. Để tránh tình trạng trên, mẹ nên cho bé sử dụng sữa dưỡng thể. Thời điểm thích hợp nhất để bôi sữa dưỡng thể là khi bé đã được tắm rửa sạch sẽ và lau khô người.
Trong trường hợp bé quá quấy khóc không chịu tắm, mẹ cũng đừng nên bắt con tắm nhiều, dễ khiến con trẻ cảm thấy căng thẳng. Số lần tắm chỉ cần 2 hoặc 3 lần 1 tuần, và thay vào những ngày không tắm, mẹ hãy chăm chỉ lau mặt, cổ, bụng và vệ sinh vùng dưới của con bằng vải bông với nước ấm.
Chuẩn bị gì để tắm cho bé?
Nhiệt kế (trong trường hợp mẹ muốn đảm bảo chắc chắn nước ở độ ấm phù hợp).
Một hoặc hai tấm khăn bông to, sạch sẽ (Nếu là khăn dùng cho bé, mẹ không nên sử dụng khăn đó cho mục đích khác ngoài bé).
Sữa tắm, dầu gội cho trẻ nhỏ (Nên mua loại không gây cay mắt).
Vải bông, khăn xô (Không bao giờ đưa bông tăm vào tai con để làm sạch tai).
Quần áo, tã, bỉm mới.
Leave a Reply