Nhu cầu cơ bản để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện
Đóng chặt những vật dụng dễ bị lung lay: Hãy chắc chắn những vật dụng dễ đổ trong nhà đã được cất đi hoặc đã được đóng chặt vào tường.
Nhu cầu cơ bản của trẻ sơ sinh giúp bé phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần các bậc cha mẹ nên tham khảo. Trẻ sơ sinh tuy còn nhỏ nhưng đã có những cảm xúc nhất định nên các cha mẹ phải quan tâm giúp bé hình thành tâm lý từ sớm hơn nữa còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh, trí óc thông minh hơn. Để giúp các mẹ tìm hiểu kĩ hơn về nhu cầu của trẻ sơ sinh chúng tôi sẽ chia sẻ với các mẹ thông tin trong bài viết dưới đây, mời các mẹ cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Nhu cầu cơ bản của trẻ
Cảm giác được cha mẹ, người thân thương yêu luôn khiến trẻ hạnh phúc. Và yêu thương ở đây chính là thái độ của mẹ khi đáp ứng nhu cầu hàng ngày của chúng như:
Cho ăn khi trẻ đói
Ủ ấm cơ thể trẻ khi lạnh hoặc làm mát khi nóng
Ôm ấp trẻ khi chúng khóc òa, run rẩy vì sợ hãi
Giúp trẻ vui cười khi chúng buồn bã, lo lắng
Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh khóc là chúng đang ngầm nói với mẹ rằng: Con chỉ là một đứa con nít thôi! Con sẽ khóc trung bình 2-5 giờ/ngày và đó là ‘ngôn ngữ’ đặc biệt của con để trò chuyện với mẹ, để nói cho mẹ biết tất cả các nhu cầu và mong muốn của con. Vì vậy, mẹ đừng giận cũng đừng cáu nhé! Con yêu mẹ, nhiều hơn mẹ tưởng đấy! Và khi con khóc, mẹ hãy:
Vui lòng kiểm tra tã của con, xem con có ‘bỉm’ ra tã chưa
Sờ trán, sờ người xem con có nóng sốt không
Đảm bảo rằng con không bị đói quá
Quấn con bằng một tấm chăn mềm mại; ôm con thật chặt để con cảm thấy được an toàn và ngủ ngon giấc.
Bật cho con nghe một khúc nhạc du dương hoặc hát cho con nghe cũng là ý tưởng không tồi.
Đặt con vào nôi và khẽ đu đưa…
Ôm ấp
Ngay từ khi lọt lòng, bé đã có những nhu cầu gắn bó với người khác, đặc biệt là với mẹ. Bé luôn muốn được ôm ấp, vỗ về. Phản xạ rúc đầu vào bụng, vào ngực mẹ, một mặt là tìm ti để bú, nhưng mặt khác là muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp, vỗ về. Có thể nói quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng vào bậc nhất và cũng xuất hiện sớm nhất.
Do đó, thường xuyên được cha mẹ âu yếm, vuốt ve… trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu sâu sắc cha mẹ dành cho chúng. ‘Trò chơi’ đặt trẻ ngồi lên đùi rồi ‘tám’ cùng chúng là cách dễ dàng nhất để bạn ngầm nói: “Mẹ yêu con thật nhiều!”.
Trò chuyện
Mẹ có biết, việc trò chuyện giúp bé xây dựng và phát triển trí tuệ sau này? Ngoài ra, nó còn là nền tảng cho mối quan hệ của bé với cha mẹ và thế giới xung quanh. Vì vậy đừng lơ là việc nói chuyện với con ngay từ khi bé mới sinh ra.
Mẹ có thể cảm thấy ‘ngớ ngẩn’ khi độc thoại với bé nhưng đừng vội buồn hay ngại bởi vì càng nói chuyện nhiều với bé thì vốn từ vựng của bé càng được mở rộng hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp cũng phát triển tốt và phong phú hơn khi trưởng thành.
Tranh thủ trò chuyện với bé sơ sinh bất kỳ khi nào có thể là ‘bí kíp’ nuôi con thông minh của mẹ thông thái đấy!
Chơi
Muốn trẻ sơ sinh phát triển tốt nhất thể chất và trí tuệ, ngoài những chăm sóc và cưng nựng hàng ngày, mẹ còn cần dành thời gian để quan tâm và chơi với trẻ. Khi bé thức giấc, nếu không có người chơi cùng, bé sẽ rất buồn chán và cô đơn. Vì vậy, thời gian trẻ chơi với cha mẹ cũng chính là lúc bé thư giãn sau những lần ăn-ngủ-khóc-thay tã.
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ sơ sinh rất ít hoạt động thì đã nhầm. Thực tế, trẻ đang tập trung quan sát và cảm thấy rất tò mò với thế giới xung quanh. Hãy nhớ rằng, trẻ từ 0-3 tháng tuổi rất thích sờ mó, tiếng động và mùi thơm dù cho nhận thức của trẻ còn rất hạn chế.
Để phát triển khả năng quan sát của trẻ sơ sinh, tốt nhất bạn nên chọn những đồ chơi có hình ảnh tương phản cao. Đồ chơi cho bé từ 0-3 tháng tuổi nên là những món đồ bằng cao su mềm hoặc búp bê bằng vải cũng rất lý tưởng để phát triển xúc giác. Với bé 6 tuần tuổi, có thể chọn một hộp nhạc giai điệu du dương, êm dịu.
Được che chở
Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, chúng sẽ tin tưởng bạn tuyệt đối và vô điều kiện. Trong trường hợp trẻ không được cảm thấy được yêu thương, âu yếm… chúng sẽ cực kỳ lo lắng và bất an. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, hãy làm những việc sau để đảm bảo an toàn cho trẻ:
Giữ trẻ tránh xa những mối nguy có thể đến từ đồ trang trí nội thất: Đặt chiếc giường cũi của trẻ tránh xa cửa kính, dây kéo rèm và những vật dụng treo trên cao để trẻ khỏi bị vướng, bị rơi trúng khi có sự cố bất ngờ.
Đóng chặt những vật dụng dễ bị lung lay: Hãy chắc chắn những vật dụng dễ đổ trong nhà đã được cất đi hoặc đã được đóng chặt vào tường.
Giữ chặt trẻ trong tay: Khi bồng trẻ, một cái trượt tay vô ý cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Để phòng ngừa việc này, bạn phải đảm bảo mình luôn vững vàng và cẩn thận.
Leave a Reply